Cuộc sống , dân cư trên đảo Phú Quốc xưa và nay
Cộng đồng dân cư trên đảo Phú Quốc có lẽ hình thành từ thời Mạc Cửu (khoảng nửa cuối thế kỷ XVII). Trước ngày giải phóng miền Nam, dân cư trên đảo chỉ khoảng 5.000 người, phần lớn sống bằng nghề biển và làm rẫy. Sau ngày thống nhất đất nước, di dân từ nhiều vùng, miền trong cả nước bắt đầu tìm đến khai khẩn đất hoang, hình thành nên một cộng đồng dân cư đông đúc, đến nay vào khoảng trên dưới 80.000 người.
Đến đảo Phú Quốc, sau khi tìm hiểu qua lịch sử, bạn nên tìm đọc thiên phóng sự “Nhà lao Cây Dừa” của nhà văn quân đội Chu Lai. Thiên phóng sự là một câu chuyện bi tráng về chốn địa ngục trần gian đày ải tù binh chiến tranh, những chiến sĩ cách mạng của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và tay sai. Nơi đây đã từng giam giữ hàng chục ngàn tù binh với những ngón đòn tra tấn cực kỳ khủng khiếp, khiến hơn 4.000 tù binh đã nằm lại mãi mãi trên đất đảo. Đọc thiên phóng sự này sẽ giúp cho các bạn, nhất là những bạn trẻ có một cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về đất và người Phú Quốc. Hơn 300 năm trôi qua, đời sống trên đảo đã có nhiều biến đổi. Song, người Phú Quốc vẫn giữ được cái gì đó rất riêng của mình.
Phú Quốc có nhiều cư dân gốc Hoa, chế biến và nấu ăn rất ngon. Không giống như hoạt động buôn bán bình thường, dường như người Phú Quốc đã gửi gắm tất cả tình cảm mến khách của mình vào trong những món ăn phục vụ khách phương xa. Cho dù bạn ăn ở vỉa hè hay hàng quán sang trọng thì cũng đều nhận được một cung cách phục vụ lịch sự, trân trọng như nhau. Trước khi rời khỏi, bạn sẽ nhận được nụ cười, lời cảm ơn chân thành và câu hẹn gặp lại của người bán hàng. Đi xe ôm bạn không phải băn khoăn hỏi giá, cứ đi đến nơi bạn muốn rồi trả tiền theo giá ngầm định sẵn, với ai cũng vậy. Lúc mới ra đảo, do không biết đường nên tôi gọi xe ôm đi tìm anh bạn ở quán ăn khá gần, nếu ở đất liền chắc sẽ trả chừng 5 ngàn đồng. Nhưng ở Phú Quốc anh xe ôm nhất định không lấy tiền xe vì không đáng bao nhiêu. Nài nỉ mãi anh mới chịu hút với tôi điếu thuốc lá gọi là để… làm quen !
Cư dân Phú Quốc là những con người giàu tình cảm. Không chỉ giữa người với người, mà tình cảm ấy còn lan toả, thấm sâu vào trong đất đảo. Mấy năm nay, cây tiêu Phú Quốc đứng trước nhiều khó khăn, song nhà vườn nào cũng ráng chừa lại mấy trăm gốc tiêu để trồng cho đỡ… nhớ nghề. “Cây cỏ gắn bó lâu ngày cũng có tình với mình, huống chi mấy đời nhà tôi đã gắn bó sống nhờ vào cây tiêu. Giờ con cái học hành đàng hoàng lại chê nghề trồng tiêu cực khổ, thu nhập không đáng công sức bỏ ra. Thôi thì mình giữ lại để nhắc nhở con cháu, phòng khi sau này có sa cơ, lỡ vận thì quay về với vườn rẫy.” – một lão nông đã tâm sự với du khách như vậy
Người Phú Quốc còn có câu: “Đất đảo đi dễ, khó về”. Câu nói này là một cách nhắc nhở đáng yêu cho những anh chàng chưa vợ. Con gái đất đảo hồn nhiên, tình cảm chân thành. Nên bạn sẽ rất dễ bắt gặp những anh chàng từ đất liền ra đây làm ăn, công tác rồi bén rễ trở thành dân đảo lúc nào không biết.
May mắn thay, dù lo toan, trăn trở nhiều với cuộc sống đang có nhiều thay đổi, nhưng đa phần người Phú Quốc vẫn giữ lại trong tâm hồn những giá trị truyền thống lâu đời vô cùng quý báu. Nếu đã đến với thiên nhiên, sản vật của Phú Quốc, thiết nghĩ bạn cũng nên dành thời gian để đến với người Phú Quốc. Qua đó, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu, khám phá, học hỏi thêm nhiều điều hay lẽ phải. Chia tay đất đảo, chia tay với những người bạn Phú Quốc thật đáng mến, lòng du khách như cứ lưu luyến mãi không thôi
Dương Đông Phú Quốc những năm 1980s
Nhà tù Phú Quốc Xưa và Nay
Một góc sông Dương Đông Phú Quốc Xưa và Nay
Người Phú Quốc còn có câu: “Đất đảo đi dễ, khó về”. Câu nói này là một cách nhắc nhở đáng yêu cho những anh chàng chưa vợ. Con gái đất đảo hồn nhiên, tình cảm chân thành. Nên bạn sẽ rất dễ bắt gặp những anh chàng từ đất liền ra đây làm ăn, công tác rồi bén rễ trở thành dân đảo lúc nào không biết.
Trước năm 1975 dân số trên đảo Phú Quốc chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo Phú Quốc đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km². Các khu dân cư chính: Thị trấn Dương Đông, Thị trấn An Thới, Làng chài Hàm Ninh, Làng chài Cửa Cạn, Xã đảo Hòn Thơm
Từ khi có quyết định của Chính phủ phê duyệt quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, thành trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao, tầm cỡ khu vực và thế giới, vùng đất này đã có nhiều biến động. Ngoài mặt tích cực là thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn trên đảo, đời sống người dân khá lên thấy rõ thì cũng có nhiều chuyện đáng bận tâm. Đất đai sốt lên từnggiờ, từng ngày. Đủ mọi loại người từ đất liền dồn ra đây. Người có tiền thì đầu tư làm ăn đàng hoàng. Người ít tiền, cơ hội thì tìm mọi cách chạy chọt, đầu cơ, thậm chí làm “cò” này nọ để kiếm sống. Những mảnh vườn ngày nào lặng lẽ, bình yên thì giờ đây cũng phập phồng lên cơn sốt. Những người nông dân chân chất bao đời bỗng chốc có tiền tỉ trong tay, không biết làm gì thì chỉ tập tành ăn chơi đua đòi, được vài năm hết tiền, hết đất lại rời bỏ đất đảo thân thương tha phương cầu thực. Nếu cố trụ lại thì cũng làm thuê, làm mướn đắp đổi qua ngày. Âu đó cũng là những biến động của đời sống xã hội hiện đại, có tránh cũng không được.
Từ khi có quyết định của Chính phủ phê duyệt quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, thành trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao, tầm cỡ khu vực và thế giới, vùng đất này đã có nhiều biến động. Ngoài mặt tích cực là thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn trên đảo, đời sống người dân khá lên thấy rõ thì cũng có nhiều chuyện đáng bận tâm. Đất đai sốt lên từnggiờ, từng ngày. Đủ mọi loại người từ đất liền dồn ra đây. Người có tiền thì đầu tư làm ăn đàng hoàng. Người ít tiền, cơ hội thì tìm mọi cách chạy chọt, đầu cơ, thậm chí làm “cò” này nọ để kiếm sống. Những mảnh vườn ngày nào lặng lẽ, bình yên thì giờ đây cũng phập phồng lên cơn sốt. Những người nông dân chân chất bao đời bỗng chốc có tiền tỉ trong tay, không biết làm gì thì chỉ tập tành ăn chơi đua đòi, được vài năm hết tiền, hết đất lại rời bỏ đất đảo thân thương tha phương cầu thực. Nếu cố trụ lại thì cũng làm thuê, làm mướn đắp đổi qua ngày. Âu đó cũng là những biến động của đời sống xã hội hiện đại, có tránh cũng không được.
Hình ảnh tương phản đời sống trên Đảo Phú Quốc Xưa và Nay